Zing NewsTạp chí tri thức trực tuyến

Books

van hoc Phap anh 1

Nhà văn Brigitte Giraud. Ảnh: librairie-laviedevantsoi.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Đã 6 năm kể từ khi Pháp có một nữ nhà văn đoạt giải thưởng danh giá này. Brigitte Giraud đồng thời cũng là phụ nữ thứ 13 được vinh danh trong suốt chiều dài 120 năm lịch sử của giải Goncourt. Người phụ nữ trước đó giành được giải thưởng này là Leïla Slimani với tiểu thuyết Chanson douce(tựa Việt là Người lạ trong nhà, Nhà xuất bản Hội Nhà văn)

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Trong tiểu thuyết Vivre vite(tạm dịch: Sống vội), Brigitte Giraud thuật lại cái cái chết của chồng mình, một vụ tai nạn xe máy vào năm 1999.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Tác giả "kém nổi"

Đây là một chiến thắng bất ngờ, vì theo France24, Brigitte Giraud không phải là một tác giả nổi tiếng. Nhưng bằng cách vinh danh tác giả kém nổi, Viện hàn lâm Goncourt có thể tạo ra được những đổi mới nhất định.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Nữ tác giả người Lyon sinh ra ở Algeria, đã có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực văn chương trước đây với khoảng 10 cuốn sách gồm cả tiểu thuyết, luận văn và truyện ngắn.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Brigitte Giraud đã làm rất nhiều nghề. Nhờ thông thạo nhiều ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Ả Rập, bà đã có một thời gian ngắn làm phiên dịch viên. Ngoài ra, bà chia sẻ với AFP rằng bà cũng bán sách, từng viết báo, từng làm lao động tự do, cố vấn văn học, biên tập viên.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Brigitte Giraud viết trong Vivre viterằng một bi kịch ngày 22/6/1999 tại Lyon đã cắt đôi cuộc đời bà. Đó là ngày chồng bà - Claude - đã gặp tai nạn giao thông và qua đời. Chia sẻ với báo chí Pháp, bà nói: "Tôi đã sống, tôi đã xuất bản sách. Tôi đã lấy lại được chỗ đứng của mình, bất chấp mọi thứ. Trong hoàn cảnh bi kịch như vậy, ta trở thành một người khác".

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Nữ nhà văn chia sẻ rằng kể từ sự vụ thảm khốc ấy, bà luôn biết mình phải viết cuốn sách này. Bà viết cuốn sách cho chồng mình, cho câu chuyện tình của họ và nhiều thứ khác. Nhưng phải mất 20 năm, bà mới đặt bút viết.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả
van hoc Phap anh 2

Vivre vitelà tác phẩm giành giải Goncourt năm nay. Ảnh: Franceinfo.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Hiệu ứng domino

Tác phẩm ra mắt và ngay lập tức được giới phê bình đón nhận, thu hút sự chú ý của hội đồng Goncourt. Tờ France24nhận định đây là một hiệu ứng domino mang lại lợi ích cho tác phẩm.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Giải thưởng văn học thường truyền cảm hứng cho người Pháp muốn khám phá hoặc khuyến khích họ cho ra đời một cuốn tiểu thuyết vào cuối năm. Đây là một vấn đề kinh tế quan trọng với thị trường xuất bản Pháp.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Giải Goncourt được trao kèm một tấm séc trị giá 10 euro. Người thụ hưởng thường đem đóng khung hơn là mang ra ngân hàng. Tuy vậy, hiệu ứng của giải thưởng này lại rất mạnh, cái danh "đoạt Giải Goncourt" có thể đảm bảo hàng trăm nghìn bản của tác phẩm được tiêu thụ.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Giải thưởng này cũng như một sự chứng nhận uy tín cho tác giả. Nhiều nhà văn sau khi nhận thưởng đã bán được số lượng sách khổng lồ.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

Trả lời báo chí, Brigitte Giraud gửi lời cảm ơn Viện hàn lâm Goncourt vì đã nhận ra tính toàn cầu ở một tác phẩm mà cô cho là rất "riêng tư".

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

"Trải nghiệm riêng chỉ có ý nghĩa nếu nhận được sự đồng cảm từ nhiều người, với một cộng đồng, một giai đoạn, một câu chuyện khác. Tôi cho là hội đồng chấm giải đã đồng cảm với tác phẩm của tôi, rằng có lẽ tầm vóc của tác phẩm lớn hơn một câu chuyện đơn giản của một số phận đơn giản" Brigitte Giraud chia sẻ.

ểuthuyếtvềbikịchmấtchồngđoạtgiả

DÀNH CHO BẠN